“Thủ phủ” dệt may tại Trung Quốc lâm nguy, hàng loạt nhà máy đóng cửa

Thứ sáu - 30/08/2019 04:07
Theo SCMP, hơn 500 công ty dệt ở thành phố phía Đông Trung Quốc rơi vào tình cảnh ế ẩm, thiếu đơn đặt hàng, phải đóng cửa nhà máy và cho công nhân nghỉ việc.
“Thủ phủ” dệt may tại Trung Quốc lâm nguy, hàng loạt nhà máy đóng cửa

 

Công ty dệt Suzhou Junzhu Air Jet ở Tô Châu (Trung Quốc) phải cho công nhân nghỉ làm vì không nhận được đơn đặt hàng. Ảnh: SCMP.
Vào một ngày đáng lẽ sẽ bận rộn với tiếng máy móc vang vọng khắp các bức tường, Công ty dệt Suzhou Junzhu Air Jet ở Tô Châu (Trung Quốc) tĩnh lặng đến lạ thường.
Chỉ còn 2 công nhân đang quét dọn và san đất ở gần cổng nhà máy. 60 chiếc máy sản xuất vải cotton đã ngừng hoạt động trong 3 ngày kể từ khi toàn bộ nhân viên được thông báo "nghỉ lễ" 1 tháng. Thông báo của công ty cho biết "kỳ nghỉ" thậm chí có thể kéo dài lâu hơn. 
Thương chiến "chặn đường" xuất khẩu
Các nhà máy dệt may tại Trung Quốc được khuyến khích đưa thương mại quốc tế lên hàng đầu thay vì tập trung chủ yếu vào nhu cầu trong nước. Xuất khẩu đã thúc đẩy ngành công nghiệp này cho đến trước tháng 7/2019.
Kể từ tháng 6, công ty Suzhou Junzhu không nhận được bất cứ đơn đặt hàng nào và đổ lỗi cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Vải dệt nằm trong danh mục 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế 10% từ tháng 9/2018 và 25% từ tháng 5/2019.
"Ngành công nghiệp dệt may đang đối mặt với một tình huống chưa từng xảy ra. Việc sản xuất và vận hành của chúng tôi đang trở nên khó khăn", công ty giải thích trong thông báo.
"Các đơn đặt hàng trong tương lai còn phụ thuộc vào việc Mỹ có tích cực tham gia đàm phán công bằng hay không. Chúng tôi sẽ chia sẻ thuế bổ sung 15% với khách hàng, nhưng sẽ mất một thời gian để đạt được thỏa thuận đó", Suzhou Junzhu nói thêm.
Năm ngoái, sản lượng xuất khẩu của ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc tăng 8,12% lên 119 tỷ USD, một phần do các công ty Trung Quốc gấp rút xuất khẩu sang thị trường Mỹ trước khi thuế dự kiến tăng vào tháng 1.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng xuất khẩu ngành công nghiệp dệt may giảm tốc còn 1,5%/năm xuống còn 48 triệu USD.
Những cuộn vải bỏ không
Tô Châu là một thành phố giàu có nhờ truyền thống dệt may và xuất khẩu vải dệt. Ngô Giang, quận lớn nhất Tô Châu, là quê hương của Suzhoy Jinzhu, công ty sở hữu các nhà máy sản xuất sợi và cáp quang lớn nhất Trung Quốc.
Theo dữ liệu chính thức từ địa phương, trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của Ngô Giang (Tô Châu) giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 4,76 tỷ USD. Nguyên liệu nhập khẩu cũng giảm 23,7% xuống 1,75 tỷ USD.
Tổng kim ngạch thương mại của Ngô Giang với Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của quận này, đã giảm 12% trong 4 tháng đầu năm 2019. Theo chính quyền địa phương, chiến tranh thương mại đã tác động đến ít nhất 770 công ty xuất khẩu ở Ngô Giang, trong đó gồm 541 công ty có các sản phẩm nằm trong danh sách 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp thuế.
Xuất khẩu của các công ty này giảm 28% trong 4 tháng đầu năm ngay cả khi Mỹ chưa tăng thuế lên 25% từ tháng 5.
'Thu phu' det may tai Trung Quoc lam nguy, hang loat nha may dong cua hinh anh 2
Những chồng vải chất đống bên ngoài các nhà máy sản xuất tại Ngô Giang, Tô Châu. Ảnh: SCMP.
Đòn thuế từ Mỹ gây tổn hại cho cả các công ty lớn và nhỏ. Vào tháng 5, chỉ số Shengze 50 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2017. Chỉ số này theo dõi hiệu suất tài chính của 50 công ty dệt hàng đầu tại Thịnh Trạch, khu vực sản xuất lớn ở Ngô Giang.
Các đơn đặt hàng từ Mỹ giảm mạnh cũng làm giảm giá các nguyên liệu thô cần thiết cho sản xuất dệt may, đặc biệt là chỉ. Giá của sản phẩm sợi siêu mỏng FDY150D đã giảm từ 1.294 USD/tấn xuống còn 1.123 USD/tấn trong tháng 5.
Nguồn cung ngành dệt may bắt đầu trở nên dư thừa trên thị trường Trung Quốc. Một phần nguyên nhân đến từ chiến tranh thương mại, nhưng chủ yếu do các công ty mở rộng cơ sở sản xuất ra bên ngoài Thịnh Trạch để tránh các quy định của chính quyền địa phương liên quan đến kiểm tra môi trường trong 2 năm qua.
Các nhà máy cần trung bình hơn 40 ngày để loại bỏ hàng tồn kho. Tại nhà máy của Runze Textiles, các cuộn vải bị chất đống bên ngoài do không có đơn đặt hàng.
Thêm vào đó, chi phí lao động tăng cao so với Việt Nam và các nước Đông Nam Á gây bất lợi cho các nhà máy Trung Quốc. Do hoạt động kinh doanh giảm sút, Công ty dệt Suzhou Rongshengda Air Jet (công ty có nhà máy cạnh Suzhou Junzhu) đã cho phép công nhân "nghỉ lễ" 4 ngày và trả lương 2,9 USD/ngày. Theo một nhân viên bảo vệ, công ty cho phép nghỉ ngắn ngày vì lo ngại công nhân tìm việc ở nơi khác.
Tuy nhiên, giờ đây, các công ty như Suzhou Rongshengda Air Jet có lẽ không cần lo lắng về nguy cơ bị mất lao động, do nhu cầu lao động toàn ngành giảm sút.
Yang, một công nhân đến từ tỉnh Hà Nam, tiết lộ công việc giám sát nhà máy sợi có thể đem về cho cô 1.163 USD/tháng, nhưng Yang sẽ phải làm việc tối thiểu 12 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
"Trên nhóm chat gồm 300 đến 400 công nhân từ vùng khác đến đây, từng có rất nhiều bài đăng tuyển dụng. Nhưng năm nay không còn nữa. Đây có lẽ không phải thời điểm tốt để kinh doanh dệt may, tôi đoán vậy", cô Yang cho biết.

Theo Zing News
may dong phuc, vai kate

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,052
  • Tháng hiện tại6,808
  • Tổng lượt truy cập1,297,923
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây